Công nghệ sẽ trở nên tốt hơn theo thời gian, và giống như bao sản phẩm khác, những chiếc điện thoại flagship mới nhất của Samsung cũng trở nên mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Mỗi năm mới đến, chúng ta lại được chứng kiến sự xuất hiện của một chipset mới cùng nhiều cải tiến phần cứng khác, và đó chính xác là điều đã diễn ra với series Galaxy S21 hay những thiết bị flagship khác ra mắt trước nó.
Nhưng bên cạnh sức mạnh xử lý, sức mạnh nhiếp ảnh di động, và những chất liệu hiện đại như Gorilla Glass Victus, thứ thực sự vẽ nên lằn ranh giữa những chiếc điện thoại flagship không có gì đặc sắc và những thiết bị cao cấp "đỉnh của chóp" là những tính năng bổ sung giúp hoàn thiện hệ sinh thái và trải nghiệm người dùng. Đáng tiếc thay, với Galaxy S21, Samsung đã loại bỏ khá nhiều tính năng mà từ lâu đã được xem là một phần không thể thiếu trong trải nghiệm người dùng của dòng sản phẩm Galaxy.
Dưới đây là danh sách một số tính năng quan trọng nhất đã bị gạch tên khỏi dòng thiết bị flagship của Samsung trong vài năm trở lại đây:
- Bộ nhớ tích hợp trong tai nghe không dây: tai nghe không dây Gear Icon X từng được trang bị bộ nhớ trong, cho phép người dùng chơi các tập tin âm thanh ngay trên tai nghe mà không cần phải dựa vào kết nối Bluetooth. Tính năng này đã mất tăm trên các mẫu tai nghe không dây sau này của hãng.
- Cảm biến nhịp tim và SpO2 trên điện thoại Galaxy: Galaxy S5 là chiếc điện thoại đầu tiên được trang bị cả biến theo dõi nhịp tim, và phiên bản tiếp theo được trang bị thêm cảm biến SpO2. Cả hai tính năng này đã bị loại bỏi khỏi Galaxy S10e và các mẫu flagship về sau, dù vẫn hiện diện trên Galaxy S10 và S10+.
- Quét võng mạc: chiếc Galaxy Note 7 "hẩm hiu" là mẫu flagship đầu tiên của Samsung sử dụng giải pháp xác thực sinh trắc học quét võng mạc. Công nghệ này sau đó được mang lên các mẫu flagship Galaxy S và Galaxy Note, trước khi hiện diện lần cuối trên Galaxy Note 9.
- Cổng hồng ngoại: linh kiện phần cứng này là một phần trong trải nghiệm flagship Galaxy cho đến tận Galaxy S6. Nó đã biến mất và chưa bao giờ quay trở lại.
- Cổng âm thanh 3.5mm: series Galaxy Note 10 là loạt flagship đầu tiên từ biệt chuẩn 3.5mm để thay bằng USB-C và kết nối không dây.
- Thông báo bằng đèn LED: có lẽ không quan trọng như các tính năng đã bị loại bỏ khác, thông báo bằng đèn LED đã khá quen thuộc với người dùng Galaxy trong nhiều năm cho đến khi bị thay thế bởi Edge lightning trên series Galaxy S10.
Màn hình tràn viền là một trong những nét nổi bật của dòng Galaxy
Những tính năng hữu ích kể trên đã bị loại bỏ được một thời gian, nhưng Samsung chưa muốn dừng lại và tiếp tục xuống tay trong những năm tiếp theo:
- Màn hình tràn viền: dù thích hay không thiết kế màn hình cong của Samsung, không thể phủ nhận đây chính là một tính năng đặc sắc của series flagship Galaxy. Thiết kế này đang dần biến mất, và các thiết bị mới dù vẫn được quảng cáo là có màn hình tràn viền nhưng độ cong đã giảm đi nhiều.
- Mặt lưng kính cao cấp trên các mẫu flagship bản thấp nhất: xu hướng thay thế Gorilla Glass bằng mặt lưng nhựa bắt đầu với Galaxy Note 20 và tiếp tục trên Galaxy S21. Polycarbonate có những ưu điểm riêng, nhưng dù vậy, đó không phải là điều khách hàng mong muốn ở một mẫu flagship.
- Bộ nhớ mở rộng được: các mẫu flagship 2015 của Samsung (Galaxy S6, S6 edge, S6 edge+, và Note 5) không có khe thẻ nhớ microSD, và điều đó lại một lần nữa xảy ra trước sự thất vọng của người hâm mộ. Series Galaxy S21 không hỗ trợ bộ nhớ mở rộng, và các mẫu flagship tương lai nhiều khả năng cũng sẽ tương tự.
- Samsung Pay Rewards và Tiers: đó là những phần thưởng nhằm khuyến khích khách hàng sử dụng Samsung Pay, nhưng Rewards và Tiers đã bị loại bỏ khỏi nền tảng thanh toán di động vào tháng 12/2020.
- MST: cùng với những thay đổi trên nền tảng Samsung Pay, công ty còn quyết định loại bỏ MST ở một số thị trường (bao gồm Mỹ và Ấn Độ) trên Galaxy S21. MST là một phương thức thanh toán di động tiện lợi, và là một trong những tính năng khiến Samsung Pay trở thành sự lựa chọn hấp dẫn hơn các nền tảng đối thủ.
- Củ sạc và tai nghe có dây: một thay đổi nữa trên series Galaxy S21 là những thứ bên trong hộp. Như bạn đã biết, Galaxy S21 không còn đi kèm củ sạc và tai nghe có dây trong hộp nữa.
Samsung phải làm gì?
Bút S-Pen không thể biến S21 Ultra thành Note
Samsung hiển nhiên đã làm một số thứ để giảm thiểu những hậu quả sau khi loại bỏ các tính năng, nhưng trong nhiều trường hợp, họ vẫn cần cố gắng thêm. Cảm biến quét võng mạc bị thay thế bởi cảm biến vân tay trong màn hình, nhưng chúng rõ ràng có thể cùng tồn tại và mang đến cho người dùng một bộ cảm biến sinh trắc học hoàn chỉnh hơn.
Cảm biến SpO2 và nhịp tim không còn trên smartphone, nhưng tiếp tục tồn tại trên các thiết bị wearable của Samsung. Điều đó đồng nghĩa những khách hàng muốn những chức năng này phải bỏ thêm tiền mua đồng hồ mà lẽ ra họ chẳng cần đến.
Samsung còn hi vọng việc loại bỏ bộ nhớ mở rộng khỏi series flagship Galaxy S21 sẽ mang lại ít vấn đề hơn trong bối cảnh lưu trữ đám mây đang ngày càng phổ biến. Nhưng chúng đơn giản là không như nhau, đặc biệt là khi việc quay video 8K cùng nhiều tính năng khác đòi hỏi không gian lưu trữ rất lớn.
Nhiều tính năng khác trong danh sách kể trên chưa có giải pháp thay thế kể từ khi biến mất, nhưng điều đó một lần nữa cho thấy sự do dự của Samsung khi hoạch định tương lai các thiết bị của hãng.
Xét mặt tích cực, có những tính năng mới mà người dùng sẽ thấy thích thú, như màn hình với tần số làm tươi cao, hay các thiết bị gập, nhưng để có được chúng, Samsung phải hi sinh quá nhiều, và thứ họ để lại giống như một nghĩa địa đầy những tính năng đã bị lãng quên, nhiều trong số đó đã bị "nghỉ hưu trước tuổi" và chưa có được người kế vị xứng đáng.
Và ai mà biết được sẽ còn những gì bị loại bỏ khỏi các mẫu flagship trong tương lai? Series Galaxy Note được cho là đang đi đến cuối con đường, và một lần nữa, phụ kiện S-Pen được bán riêng dành cho Galaxy S21 Ultra chưa đủ khả biến biến nó thành một thiết bị tương xứng với dòng Note.
Đến cuối cùng, công nghệ vẫn đang biến đổi, các giải pháp xưa cũ bị thay thế, và chỉ riêng việc Samsung không ngại thay đổi đã là một điều rất đáng khen ngợi rồi. Có lẽ không còn cách nào tốt hơn để tiến lên phía trước, và chúng ta buộc phải từ bỏ nhiều tính năng để có được những tính năng khác. Nhưng chúng có xứng đáng hay không lại là một chuyện khác, và bạn có thể cho rằng sự hi sinh kia là điều vô nghĩa.
(Theo VnReview, SamMobile)
Theo nguồn tin của Bloomberg, Samsung đang cân nhắc chi hơn 10 tỷ USD cho nhà máy sản xuất chip logic hiện đại nhất tại Mỹ nhằm bắt kịp TSMC của Đài Loan.
" alt=""/>Nghĩa địa chôn vùi những tính năng đã bị lãng quên của SamsungGiá sửa chữa tăng cao, người dùng bức xúc
Zing liên hệ đến 2-3 đơn vị cung cấp dịch vụ bảo dưỡng điều hòa khác, câu trả lời cũng tương tự. Không chỉ tại các siêu thị điện máy, mà các cửa hàng bán hoặc sửa chữa đều rơi vào tình trạng quá tải. Tình trạng này kéo dài từ đầu tháng 6 đến nay.
Chị Thu Hằng (quận 7, TP.HCM) cho biết tuần trước chị có gọi thợ để sửa máy lạnh khi hoạt động quá ồn và nhận được lời hứa là đầu tuần sẽ cho nhân viên đến sửa. Tuy nhiên, đến nay chị vẫn chưa nhận được cuộc gọi nào từ cửa hàng.
![]() |
Do nhu cầu bảo dưỡng, sửa chữa điều hòa của người dân TP.HCM tăng cao đột biến, giá của dịch vụ này cũng tăng theo những tháng gần đây. Ảnh: Phương Lâm. |
Thợ chưa tới nhưng nhận được báo giá, chị Hằng không khỏi giật mình. “Bình thường tôi sẽ không bỏ ra 1 triệu đồng chỉ để sửa lỗi này đâu, nhưng xui là máy lạnh lại hư vào đúng thời điểm này, nên đành phải chấp nhận, đang mùa cao điểm mà”, chị Hằng chia sẻ.
Hàng xóm của chị Thu Hằng là chị Thanh Nhã cũng có chung nỗi bức xúc về việc bị “đội giá” sửa chữa điều hoà trong những ngày này. “Chỉ có bơm gas thôi mà đã 520.000 đồng rồi đó em, mà lại còn gọi đi gọi lại cả tuần nay người ta mới chịu tới sửa, chị dọn nhà lên Đà Lạt ở luôn cho rồi”, chị Nhã bất bình.
Nhiều khách hàng có nhu cầu bảo dưỡng, sửa chữa điều hòa cho hay họ vẫn phải chấp nhận mức phí cao hơn ngày thường vì trong mùa nóng, không một thiết bị nào có chức năng làm mát thay thế được điều hoà.
"Máy lạnh hỏng những ngày này thì rất khó chịu, quạt điện không thể nào thay được. Chờ thợ thêm một ngày tôi lo nhiều thành viên trong gia đình sinh bệnh vì nóng", anh T. Tuấn (TP. Thủ Đức) nói.
Thợ thu nhập cao, than vất vả
Tuy kiếm được thu nhập cao, có khi tiền cả năm dồn cả vào vài tháng này, nhưng anh Vũ Sơn (quận 9, TP.HCM), một thợ sửa điều hoà lâu năm, cũng cho rằng mình có những vất vả riêng.
"Sáng nào tôi cũng dậy lúc 6h, kết thúc công việc lúc 22h, tay chân làm không ngơi nghỉ, ăn uống không đủ bữa, tôi gọi thêm nhiều người quen lên để làm phụ mà vẫn không kịp. Bị khách lạ trách không nói, đằng này tôi bị nhiều khách quen bỏ đi vì tưởng tôi chảnh", anh Sơn cho biết.
![]() |
Nhiều thợ sửa điều hòa chia sẻ dù thu nhập tăng cao, công việc cũng yêu cầu họ phải đánh đổi sức khỏe và phần lớn thời gian bên gia đình. Ảnh: Phương Lâm. |
Thợ sửa điều hòa này cũng chia sẻ nhờ tần suất công việc dày đặc, việc kiếm đến 100 triệu đồng mỗi tháng vào mùa cao điểm không phải là điều quá xa vời.
Cụ thể, công việc mỗi ngày của anh là lắp và sửa chữa máy lạnh, trung bình tiền công là 500.000 đồng, chưa kể tiền thay vật tư, giá dao động từ 300.000-400.000 nghìn đồng, tương đương mỗi khách anh thu khoảng gần 1 triệu đồng. Mỗi ngày anh thường lắp khoảng 6-7 máy lạnh, nên thu nhập trong tháng cao điểm có thể lên đến 100 triệu đồng.
Một người thợ sửa điều hoà khác là anh Thành Nhân (quận 4, TP. HCM) cũng cho biết tần suất công việc trong những ngày gần đây của mình tăng đột biến. Thu nhập tăng cao, nhưng anh cũng phải chấp nhận làm việc không nghỉ giữa thời tiết nóng bức.
“Vì nhu cầu của khách đột ngột tăng cao, nên giá sửa chữa tăng lên cũng là điều dễ hiểu. Tuy nhiên, chúng tôi không phải sửa xong rồi mới báo giá cho khách, mà lúc nào cũng báo trước, khách đồng ý rồi mới làm, tôi mong khách thông cảm và đừng nói những lời khó nghe như lừa đảo, cắt cổ", anh Nhân giãi bày.
Ông Quốc Nam, chủ một cửa hàng điện lạnh ở quận 7, TP.HCM cho biết, trong tháng 6, 3 người thợ của ông có thể lắp được tầm 15-20 chiếc điều hoà. Ngoài tiền sửa chữa, các nhân viên của ông có thể được khách trả thêm vài trăm nghìn đồng tiền vật tư và tiền công, nên thu nhập cao là bình thường.
Ông Nam nhấn mạnh, thành phố mới chỉ mở cửa lại sau đại dịch nên cửa hàng cũng đang tuyển thêm thợ điện lạnh. Tuy nhiên việc tuyển người đang không theo kịp nhu cầu tăng nhanh của khách nên cửa hàng đang quá tải trong mùa cao điểm.
Chia sẻ với Zing, đại diện của Tận Tâm, doanh nghiệp chuyên cung cấp dịch vụ sửa chữa điện lạnh cũng cho biết lượng đặt dịch vụ sửa chữa điều hòa mà doanh nghiệp nhận được trong 2 tuần đầu tháng 6 đã tăng 50% so với cùng kỳ tháng 5.
(Theo Zing)
Vào những ngày nắng nóng gay gắt, nhiều người dùng thường có cảm giác điều hòa nhiệt độ không mát dù để nhiệt độ thấp. Điều gì khiến máy điều hòa chạy ì ạch và bật/tắt liên tục?
" alt=""/>Vào mùa nóng, thợ sửa máy lạnh ở TP.HCM kiếm 100 triệu/thángChiều ngày 31/10/2016, Bộ trưởng Bộ TT&TT Trương Minh Tuấn đã trao giấy phép thiết lập mạng viễn thông công cộng và giấy phép cung cấp dịch vụ viễn thông di động mặt đất tiêu chuẩn LTE-Advanced (4G) cho Tổng công ty Viễn thông MobiFone.
Phát biểu tại sự kiện, Bộ trưởng Trương Minh Tuấn nhấn mạnh: MobiFone là một trong 3 nhà mạng lớn nhất Việt Nam, thời gian qua, dù có nhiều khó khăn (như vừa mới tách ra khỏi VNPT chưa lâu, gặp thách thức lớn về cơ sở hạ tầng, mạng lưới, tài chính, thực hiện lĩnh vực kinh doanh mới như truyền hình, trong tiến trình cổ phần hóa doanh nghiệp…) nhưng MobiFone luôn đạt được sự phát triển khả quan.
Cụ thể, mức tăng trưởng trên 7%/năm, lợi nhuận trước thuế trên 7000 tỷ đồng/năm, trong giai đoạn 2014 – 2016 đã nộp ngân sách 18.028 tỷ đồng. MobiFone cũng liên tục đứng trong danh sách 10 doanh nghiệp nộp thuế cao nhất Việt Nam và là 1 trong 10 thương hiệu Việt Nam có mặt trong danh sách của các thương hiệu hàng đầu Châu Á...
Cũng theo Bộ trưởng Trương Minh Tuấn, thực hiện quy hoạch phát triển viễn thông quốc gia đến năm 2020 và với lộ trình triển khai 4G tại Việt Nam, từ đầu năm 2016 Bộ TT&TT đã cấp phép cho MobiFone triển khai thử nghiệm. Sau gần 10 tháng, trên cơ sở Bộ đã giám sát chặt chẽ việc thử nghiệm 4G tại MobiFone, từ về hạ tầng công nghệ, phương án kinh doanh… "Những kết quả thu được trong quá trình thử nghiệm là cơ sở quan trọng để Bộ TT&TT cấp phép cho MobiFone ngày 17/10/2016", Bộ trưởng Trương Minh Tuấn nhấn mạnh.
Phát biểu chỉ đạo tại lễ trao giấy phép, Bộ trưởng đánh giá đây sẽ là bước ngoặt quan trọng của MobiFone, giúp MobiFone hội tụ đủ điều kiện để phát triển lên tầm cao mới, trở thành nhà cung cấp đa dịch vụ trong kỷ nguyên hội tụ số
Con đường phía trước còn rất chông gai, nhất là trong bối cảnh các doanh nghiệp viễn thông phát triển mạnh, cạnh tranh trong nước và quốc tế gay gắt. Đòi hỏi MobiFone phải vươn ra biển lớn, tới các khu vực khác như Viettel, VNPT từng làm.
Việc Bộ TT&TT chính thức cấp giấy phép 4G cho MobiFone hôm nay mở ra giai đoạn để các doanh nghiệp cạnh tranh lành mạnh. Bộ trưởng Trương Minh Tuấn đề nghị MobiFone tập trung nguồn lực, hoàn thiện hệ thống mạng, hệ thống quản lý tính cước, quản lý khách hàng, nâng cao kỹ năng vận hành khai thác, quản lý giám sát, tối ưu hóa mạng 4G, nhanh chóng triển khai mạng lưới dịch vụ và thực hiện các nội dung quy định tại giấy phép đã được cấp… để cung cấp rộng rãi, đến người dân trong thời gian sớm nhất.
MobiFone cần chú trọng đảm bảo chất lượng dịch vụ theo quy định của pháp luật, đáp ứng nhu cầu của người sử dụng, nhất là với dịch vụ truy nhập Internet tốc độ cao; tăng cường thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn an ninh thông tin, phòng ngừa ngăn chặn vấn nạn tin nhắn rác, SIM rác, lừa đảo qua mạng viễn thông…
Ngoài ra, MobiFone cần đẩy mạnh chính sách liên kết về nội dung truyền hình, hợp tác với các đài phát thanh, truyền hình Trung ương và địa phương để tận dụng tối đa các lợi thế sản xuất, am hiểu văn hóa từng vùng miền. Ưu tiên các nội dung trải nghiệm thực tế, tin nhanh tại các địa bàn, coi đây là điểm đánh dấu xu thế đa hội tụ của MobiFone trong quá trình triển khai 4G.
" alt=""/>MobiFone chính thức nhận giấy phép cung cấp dịch vụ 4G